Quản Lý Có Tư Duy Đời Đời Là Gì? (What Is Eternity-Minded Stewardship?)

Về tiền bạc và của cải, Kinh Thánh đôi khi cực đoan, đôi khi gây bất ngờ. Khi chúng ta đến với Kinh Thánh, đó là để an ủi chứ không phải để công kích thế giới quan của mình, phải không? Hãy để Đức Chúa Trời nói về tình yêu và ân điển, cảm ơn bạn. Chúng ta hãy nói về tiền bạc và của cải—sau đó sử dụng chúng theo bất cứ điều gì chúng ta muốn.

Chúng ta có thành thật không, đó là điều mà nhiều người sẽ nói.

Một số tín hữu hỏi nhau những câu hỏi hóc búa: “Bạn có dành thời gian cho Lời Chúa không? Có chia sẻ đức tin của bạn không? Có bảo vệ sự trong sạch về tình dục của bạn không?” Tuy nhiên, bao nhiêu lần chúng ta thường hỏi: “Bạn có đang chiến thắng trong cuộc chiến chống lại tư duy trọng vật chất không?” Hoặc “Bạn có xem qua những tạp chí và trang mạng hấp dẫn đó không? Bạn biết đấy, những thứ lôi kéo bạn tham lam?”

Mọi người thậm chí cởi mở về những cuộc đấu tranh tình dục của họ hơn là chiến đấu với tư duy trọng vật chất, điều mà có thể là biên giới cuối cùng. Một số hội thánh có nói đến việc thoát khỏi nợ nần. Tôi hoan nghênh điều đó. Nhưng bạn có thể không mắc nợ mà vẫn keo kiệt và tham lam. Chúng ta không cần trở thành những người theo tư duy trọng vật chất thông minh hơn; chúng ta cần phải ăn năn về tư duy trọng vật chất và trở thành những người quản lý thông minh.

Đức Chúa Giê-xu nhìn thấy tấm lòng của chúng ta và biết rõ chúng ta. Ngài không kêu gọi tất cả môn đồ cho đi mọi thứ. Ngài kêu gọi chúng ta thực hiện hành động triệt để nhằm phá bỏ sự ràng buộc của chúng ta với tiền bạc và của cải, giải phóng chúng ta để sống dưới quyền chủ tể của Ngài. Ngài kêu gọi tất cả chúng ta hạ bệ mọi của báu thứ yếu để tôn vinh Ngài làm của báu chính của mình. Nếu quý trọng bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai hơn Đức Chúa Giê-xu, thì chúng ta không phải là môn đồ của Ngài.

Những gì chúng ta làm với tiền bạc không chỉ cho thấy tấm lòng của chúng ta đang ở đâu. Theo Đức Chúa Giê-xu, nó quyết định tấm lòng chúng ta hướng về đâu. Nếu tấm lòng chúng ta ở nơi của cải của mình (Ma-thi-ơ 6:19-21), thì khi di chuyển của cải của mình đi nơi khác, tấm lòng chúng ta cũng sẽ theo đó. Đây là một sự thật đáng chú ý. Nếu muốn tấm lòng mình ở đâu, tôi cần phải đặt tiền bạc của mình ở đó.

Khi người ta hỏi Giăng Báp-tít họ nên làm gì để sự ăn năn có kết quả, ông bảo họ hãy chia sẻ quần áo và thức ăn với người nghèo. Sau đó, ông dạy những người thu thuế không được thu và lấy thêm tiền để bỏ túi riêng. Cuối cùng, ông bảo quân lính đừng tống tiền và vu cáo, mà hãy hài lòng với mức lương của mình (Lu-ca 3:7-14).

Không ai hỏi Giăng về tiền bạc và của cải. Tuy nhiên, câu trả lời của ông cho thấy rằng ông không thể nói về sự thay đổi thuộc linh mà không đề cập đến cách mọi người xử lý của cải vật chất.

Nếu Giăng Báp-tít đến thăm chúng ta ngày nay, ông sẽ rút ra kết luận gì về thái độ và hành động của chúng ta đối với tiền bạc và của cải? Chúng ta có bằng chứng thuyết phục được ông rằng mình là những người thực sự theo Đức Chúa Giê-xu không? Hay ông sẽ coi chúng ta là những phiên bản đã được làm báp-têm của những người theo tư duy trọng vật chất chỉ bận tâm đến thế gian?

Giám đốc điều hành Microsoft, Tricia Mayer đã viết cho tôi rằng: “Quản lý là đời sống tín đồ Đấng Christ. Đó là về những gì chúng ta làm với mọi nguồn tài nguyên được trao cho, mỗi ngày chúng ta đi lại trên trái đất với mọi mối quan hệ chúng ta có. Nhiệm vụ khó khăn của công việc quản lý là tập hợp kỷ luật và ý chí để quản lý một đứa con bất trị được gọi là tiền bạc.”

Người quản lý được giao phó của cải hoặc tài sản không thuộc về anh ta. Anh ta có trách nhiệm quản lý tài sản đó vì lợi ích tốt nhất và theo mong muốn đã nêu của chủ sở hữu. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sự sống, thời gian, tài năng, tiền bạc, của cải, gia đình, và ân điển của Ngài. Trong mỗi trường hợp, Ngài đánh giá điều chúng ta làm với những gì Ngài đã giao phó cho chúng ta.

Người quản lý được chủ sở hữu cấp đủ nguồn lực và thẩm quyền để thực hiện các trách nhiệm được chỉ định của mình. Khi nói đến việc quản lý tài chính, Đức Chúa Trời không đưa cho chúng ta một danh sách kiểm tra tiêu chuẩn để đánh dấu. Thay vào đó, Ngài cung cấp cho chúng ta Lời của Ngài với những nguyên tắc để quản lý tài chính hiệu quả—những nguyên tắc mà chúng ta phải vật lộn cùng. Người quản lý có trách nhiệm hỏi ý kiến Chủ, tìm kiếm sự hướng dẫn của Ngài. Điều này đòi hỏi cái nhìn sâu sắc và sự khôn ngoan vượt xa những điều đó của chính chúng ta. Kinh Thánh dạy rằng: “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho” (Gia-cơ 1:5).

Bạn có thực sự mong muốn sự khôn ngoan và quyền năng của Đức Chúa Trời trong việc đưa ra những quyết định quản lý khó khăn (và đánh giá tấm lòng của chính mình) không? Vậy thì hãy cầu xin. Ngài sẽ không bỏ rơi bạn trong bóng tối. Ngài đã ban cho bạn Lời và Thánh Linh của Ngài để hướng dẫn bạn.

  • Hãy nhớ lại Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vì ấy là Ngài ban cho ngươi sức lực đoạt được những sản nghiệp (Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:18).
  • Đức Giê-hô-va làm cho nghèo nàn, và làm cho giàu có; Ngài hạ người xuống, lại nhắc người lên
    (I Sa-mu-ên 2:7).
  • Hoặc sự giàu có, hoặc sự vinh quang, đều do Chúa mà đến, và Chúa quản trị trên muôn vật
    (I Sử Ký 29:12).

Quản lý là sống dưới ánh sáng của những sự thật này. Đó là sống với ý thức rằng chúng ta là người quản lý chứ không phải chủ sở hữu những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho trong thời gian ngắn ngủi này. Cách chúng ta xử lý tiền bạc và của cải chứng tỏ ai là người mà chúng ta thực sự tin là chủ sở hữu thật—Đức Chúa Trời hay chúng ta.

John Wesley đã đưa ra bốn câu hỏi để giúp quyết định cách tiêu tiền. Hãy lưu ý cách ba câu cuối bắt nguồn trực tiếp từ câu đầu tiên:

  • Khi tiêu số tiền này, tôi đang hành động như thể tôi sở hữu nó hay tôi đang hành động với tư cách là người được Chúa ủy thác?
  • Câu Kinh Thánh nào yêu cầu tôi phải tiêu số tiền ấy theo cách này?
  • Tôi có thể dâng món hàng này làm của lễ hy sinh cho Chúa không?
  • Đức Chúa Trời có ban thưởng cho tôi vì cách chi tiêu này khi người công chính sống lại không?

Nếu thực sự tin rằng Đức Chúa Trời là chủ của mọi thứ, chẳng phải chúng ta nên thường xuyên hỏi Ngài rằng: “Ngài muốn con làm gì với tiền bạc và tài sản của Ngài” sao? Và chẳng phải chúng ta nên cởi mở với khả năng Ngài muốn chúng ta chia sẻ phần lớn tài sản của Ngài với những người có nhu cầu lớn hơn chúng ta sao?

Tôi đã nói chuyện với một người đọc quyển Nguyên Tắc Về Của Cải, cuốn sách tôi viết về việc cho đi. Anh ấy sở hữu một công việc kinh doanh có lợi nhuận và lần đầu tiên anh tin rằng anh biết tại sao Đức Chúa Trời lại ban phước cho mình về mặt tài chính. Không phải để anh có thể lái những chiếc xe đẹp hơn và sống trong một ngôi nhà đẹp hơn. Đó là để dâng hiến nhằm xây dựng vương quốc của Đức Chúa Trời. Tôi nói với anh về một số nhóm truyền giáo khác nhau và các dự án phản đối việc phá thai cũng như những cách giúp đỡ các tín đồ Đấng Christ bị đàn áp. Tôi ước gì bạn có thể nghe thấy sự phấn khích trong giọng nói của anh khi anh bước đi với quyết tâm thanh lý nhiều tài sản trần thế hơn và mở rộng đáng kể danh mục đầu tư đời đời của mình!

Người này đã làm theo và ngày càng dâng hiến nhiều hơn trong những năm qua. Anh không miễn cưỡng và cảm thấy tội lỗi. Anh đã được giải phóng khỏi sự ràng buộc về vật chất và rất vui mừng khi được tham gia vào những vấn đề quan trọng! Anh giống như người tìm được của báu vô giá giấu trong ruộng: “Một người kia tìm được thì giấu đi, vui mừng mà trở về, bán hết gia tài mình, mua đám ruộng đó” (Ma-thi-ơ 13:44). Chúng tôi có thương hại người này vì sự hy sinh của anh không? Không! Chúng tôi ghen tị với anh cả về của báu lẫn niềm vui của anh.

Nếu Đức Chúa Trời đang phán với bạn, hãy lắng nghe. Không có gì thoáng qua hơn khoảnh khắc bị kết án. Đừng bao giờ trì hoãn việc vâng lời. Một khi chúng ta đứng trước ngai của Ngài, sẽ quá muộn để quay trở lại và giành lấy những cơ hội đã bị lãng phí trong đời. Nhìn vào đôi mắt của Đấng Christ mà mình quý mến, chúng ta sẽ biết chính xác lẽ ra chúng ta phải sống như thế nào. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Lời của Ngài nên chúng ta không cần phải chờ chết mới biết được. Và Ngài đã ban Đức Thánh Linh của Ngài để giúp chúng ta sống theo cách đó ngay bây giờ.

 

What Is Eternity-Minded Stewardship?

 Concerning money and possessions, the Bible is sometimes extreme, sometimes shocking. When we come to Scripture, it’s for comfort, not for assaults against our worldview, right? Let God talk about love and grace, thank you. Let us talk about money and possessions—then do with them whatever we please.

Were we honest, that’s what many of us would say.

Some believers ask each other tough questions: “Have you been spending time in the Word? Sharing your faith? Guarding your sexual purity?” Yet how often do we ask, "Are you winning the battle against materialism?” Or, "Have you been peeking at those tempting magazines and websites? You know, the ones that entice you to greed?”

People are more open even about their sexual struggles than about battling materialism, which may be the final frontier. Some churches do talk about getting out of debt. I applaud that. But you can be debt free and still be stingy and greedy. We don’t need to become smarter materialists; we need to repent of materialism and become smart stewards.

Jesus sees our hearts and knows us well. He doesn’t call all disciples to give away everything. He does call us to take radical action that breaks our bondage to money and possessions, freeing us to live under His lordship. He calls all of us to dethrone all secondary treasures in order to elevate Him as our primary treasure. If we value anything or anyone more than we value Jesus, we are not His disciples.

What we do with our money doesn’t simply indicate where our heart is. According to Jesus, it determines where our heart goes. If our heart is where our treasure is (Matthew 6:19-21), then when we move our treasure somewhere else, our heart follows. This is a remarkable truth. If I want my heart somewhere, I need to put my money there.

When people asked John the Baptist what they should do to bear the fruit of repentance, he told them to share their clothes and food with the poor. Then he instructed tax collectors not to collect and pocket extra money. Finally, he told soldiers not to extort money and accuse falsely, and to be content with their wages (Luke 3:7-14).

No one had asked John about money and possessions. Yet his answers showed that John couldn’t talk about spiritual change without addressing how people handle material things.

If John the Baptist were to visit us today, what conclusions would he draw about our attitudes and actions toward money and possessions? Would the evidence convince him we are true followers of Jesus? Or would he see us as baptized versions of the world’s self-preoccupied materialists?

Microsoft executive Tricia Mayer wrote me, “Stewardship is the Christian life. It is about what we do with every resource given to us, every day we walk the earth, and every relationship we have. The difficult task of stewardship is mustering the discipline and will to manage the problem child called money.”

A steward is entrusted with wealth or property that does not belong to him. It’s his responsibility to manage that wealth in the best interests of, and according to the stated wishes of, the owner. God has given us life, time, talents, money, possessions, family, and His grace. In each case He evaluates what we do with what He’s entrusted to us.

The steward is granted by the owner sufficient resources and the authority to carry out his designated responsibilities. When it comes to financial stewardship, God hasn’t handed us a standardized checklist to mark off. Rather, He has provided us His Word with principles for effective financial stewardship—principles we have to wrestle with. A responsible steward consults the Owner, seeking His direction. This requires insight and wisdom far beyond our own. Scripture says, “If any of you lacks wisdom, he should ask God, who gives generously to all without finding fault” (James 1:5).

Do you truly desire God’s wisdom and empowerment in making difficult stewardship decisions (and evaluating your own heart)? Then ask. He won’t leave you in the dark. He has given you His Word and His Spirit to guide you.

  • And you shall remember the LORD your God, for it is He who gives you power to get wealth (Deuteronomy 8:18).
  • The LORD makes poor and makes rich; He brings low and lifts up (1 Samuel 2:7).
  • Both riches and honor come from You, and You reign over all (I Chronicles 29:12).

Stewardship is living in the light of these truths. It’s living with the awareness that we are managers, not owners, of what God has entrusted to us for this brief season. How we handle money and possessions demonstrates who we really believe is their true owner—God or us.

John Wesley offered four questions to help decide how to spend money. Notice how the last three flow directly out of the first one:

  • In spending this money, am I acting as if I owned it, or am I acting as the Lord’s trustee?
  • What Scripture requires me to spend this money in this way?
  • Can I offer up this purchase as a sacrifice to the Lord?
  • Will God reward me for this expenditure at the resurrection of the just?

If we really believe God is the owner of everything, shouldn’t we regularly be asking Him, “What do you want me to do with your money and your possessions?” And shouldn’t we be open to the possibility that He may want us to share large portions of His assets with those whose needs are greater than ours?

I spoke with a man who’d read The Treasure Principle, my book on giving. He owns a profitable business and believes for the first time that he knows why God has blessed him financially. It’s not so he can drive nicer cars and live in a nicer house. It’s to give it to build God’s kingdom. I told him about several different missions groups and prolife projects, and ways to help persecuted Christians. I wish you could have heard the excitement in his voice as he walked away determined to liquidate more earthly assets and dramatically expand his eternal investment portfolio!

This man followed through, and has given more and more over the years. He isn’t reluctant and guilt-ridden. He’s been liberated from material bondage, and is thrilled to have gotten onboard with what matters! He’s like the man who finds priceless treasure hidden in the field, “Then in his joy he goes and sells all that he has and buys that field” (Matthew 13:44). Do we pity the man for his sacrifices? No! We envy him both for his treasure and his joy.

If God is speaking to you, listen. Nothing’s more fleeting than the moment of conviction. Never procrastinate obedience. Once we stand before His throne, it will be too late to go back and reclaim a lifetime of squandered opportunities. Gazing into the eyes of the Christ we treasure, we’ll know exactly how we should have lived. God has given us His Word so we don’t have to wait to die to find out. And He’s given us His Spirit to empower us to live that way now.

 

Photo: Unsplash

Randy Alcorn (@randyalcorn) is the author of over sixty books and the founder and director of Eternal Perspective Ministries